Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh

Quang Ninh Wonmen's union

Phụ nữ Quảng Ninh: "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang"

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Hỗ trợ trẻ em mồ coi không có nguồn nuôi dưỡng

 (Quyết định số 236/2017/QĐ-UBND)

–  Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi

– Mồ côi cả cha và mẹ

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật.

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Cả cha và mẹ mất tích

– Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã.

– Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo

– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng

– Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất

– Trẻ em không có cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng: Bao gồm cả trẻ em từ lúc sinh ra không có cha hoặc mẹ (con ngoài giá thú, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không có cha hoặc không có mẹ), cha hoặc mẹ không có tên trong giấy khai sinh của trẻ, người còn lại nuôi con một mình nếu chết.

(Theo Hướng dẫn số 719/LS-LĐTBXH-TC ngày 12/4/2017 của Sở Lao động- TB và XH, Sở Tài chính)

Trợ cấp hàng tháng mức chuẩn 350.000đ

– Dưới 04 tuổi: 875.000 đ/tháng/trẻ

– Từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi: 525.000đ/tháng/trẻ

2- Hỗ trợ trẻ em khuyết tật nặng (Nghị định 28/2012/NĐ-CP):

 

– Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng: 875.000 đồng/tháng/trẻ; Hỗ trợ người chăm sóc 350.000 đồng/tháng/người.

– Trẻ em khuyết tật nặng: 700.000 đồng/tháng/trẻ.

3- Hỗ trợ người khuyết tật nuôi dưỡng trẻ

– Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi: 525.000 đồng/tháng.

– Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi: 700.000 đồng/tháng.

– Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi: 700.000 đồng/tháng.

4. Hỗ trợ người nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng:

– Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng (Đối với mỗi người KT đặc biệt nặng) :   350.000 đồng/tháng.

– Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng:                                                525.000 đồng/tháng.

– Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng:                                    1.050.000 đồng/tháng

5. Hỗ trợ người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

– Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng :                                    875.000 đồng/tháng.

– Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng :                             525.000 đồng/tháng.

6- Hỗ trợ trẻ em nhiễm hiv/AIDS

6.1. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS con hộ nghèo (NĐ 136/2013/NĐ-CP):

– Trợ cấp xã hội hằng tháng:

+ Dưới 04 tuổi: 875.000đ/tháng/trẻ

+ Từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi:  700.000đ/tháng/trẻ

6.2. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS  (Theo NQ 222/2015/NQ-HĐND)

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS dưới 24 tháng tuổi (trừ trẻ em nhiễm HIV/AIDS hộ nghèo); Trẻ em dưới 24 tháng tuổi sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.

Hỗ trợ bằng 70% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (847.000đ/tháng)

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ 24 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi (trừ trẻ em nhiễm HIV/AIDS hộ nghèo)

Hỗ trợ bằng 50% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (605.000đ/tháng)

7. Hỗ trợ trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng (mồ côi cha hoặc mẹ, không có cha hoặc mẹ, cha mẹ ly hôn và người nuôi dưỡng trẻ bị chết hoặc mất tích), người còn lại: Đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng hoặc bị mất tích từ 24 tháng trở lên nhưng chưa có quyết định công nhận mất tích của Tòa án, có xác nhận của HĐXD cấp xã và thẩm định của Phòng LĐTBXH nơi trẻ thường trú hoặc thuộc hộ nghèo hoặc thuộc hộ cận nghèo).

(Theo NQ 222/2015/NQ-HĐND, hướng dẫn LN SLĐTBXH- STC số 719 ngày 12/4/2017)

Mức hỗ trợ:

– Dưới 48 tháng tuổi: 70% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (847.000đ/tháng)

– Từ 48 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi: 50% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (605.000đ/tháng)

8. Hỗ trợ đối tượng thuộc gia đình không có khả năng thoát nghèo

Trẻ em dưới 16 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học văn bằng thứ 1; người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên không còn khả năng lao động; người khuyết tật không còn khả năng lao động; người bệnh nặng, ốm đau thường xuyên, người mức bệnh hiểm nghèo không còn khả năng lao động.

* Điều kiện:

– Tất cả các thành viên trong gia đình không có khả năng tham gia lao động hoặc chưa có khả năng lao động được UBND cấp xã đánh giá, xác nhận và UBND cấp huyện phê duyệt.

– Không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp hằng tháng của người có công, trợ cấp hằng tháng khác.

– Hộ nghèo độc lập, thành viên trong gia đinh có cùng chung quỹ chi tiêu

– Hỗ trợ trợ cấp xã hội hằng tháng: 350.000 đồng/tháng/người

– Hỗ trợ mai táng phí khi chết: 6 triệu đồng/người

9. Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực (NQ 222/2015/NQ-HĐND)

– Trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực dẫn đến tử vong: Hỗ trợ 01 lần mức 6.000.000 đồng/trẻ

– Trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực dẫn đến tỷ lệ thương tật là 21% trở lên: Hỗ trợ mức 5.000.000 đồng/trẻ/lần

II. CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE 

1. Đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí (Luật BHXH năm 2009 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHXH)

1.1. Hỗ trợ cấp thẻ BHYT miễn phí; hỗ trợ 100% chi phí KCB đúng tuyến:

a,Trẻ em dưới 6 tuổi; Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi (đủ 6 tuổi) mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.

b, Trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo(còn được hỗ trợ tiền ăn cho điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà  nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày; Hỗ trợ tiền đi lại: do cơ sở y tế Nhà nước chỉ định và thanh toán.

c, Trẻ em dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; trẻ em đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

d, Trẻ em đang sinh sống tại xã đảohuyện đảo;

e, Trẻ em thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật (trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS con hộ nghèo; trẻ em khuyết tật nặng…);

g, Trẻ em là con liệt sĩ;

h, Con của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.

1.2. Được cấp thẻ BHYT miễn phí

(Theo NQ 222/2015/NQ-HĐND )

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS (trừ trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Thuộc hộ nghèo, dưới 6 tuổi).

– Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, trừ trẻ em dưới 6 tuổi (TE mồ côi cha hoặc mẹ, không có cha hoặc mẹ, cha mẹ ly hôn và người nuôi dưỡng trẻ bị chết hoặc mất tích, người còn lại: Đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng đồng hoặc bị mất tích từ 24 tháng trở lên nhưng chưa có quyết định công nhận mất tích của Tòa án, có xác nhận của HĐXD cấp xã và thẩm định của Phòng LĐTBXH nơi trẻ thường trú hoặc thuộc hộ nghèo hoặc thuộc hộ cận nghèo),

(Theo NQ 222/2015/NQ-HĐND, hướng dẫn LN SLĐTBXH- STC số 719 ngày 12/4/2017)

1.3. Hỗ trợ thẻ BHYT; hỗ trợ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến:

a, Trẻ em con hộ cận nghèo

b, Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng (trẻ em là con thương binh, bệnh binh nhưng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học).

2. Hỗ trợ cho trẻ em khám, chữa bệnh chi phí cao (NQ 222/2015/NQ-HĐND):

2.1. Nhóm 1:

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

– Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng;

– Trẻ em thuộc hộ nghèo;

– Trẻ em thuộc diện được hưởng chính sách theo quy định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP

– Trẻ em bị câm, điếc;

– Trẻ em có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

– Trẻ em là con của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13;

– Trẻ em thuộc hộ cận nghèo;

– Trẻ em tự kỷ đang theo học tại các cơ sở giáo dục có xác nhận của cơ sở y tế cấp có thẩm quyền;

– Trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực

Mức hỗ trợ:

*Mỗi đối tượng trẻ em được hỗ trợ không quá 50 lần mức lương cơ sở/lần hỗ trợ.

Chỉ hỗ trợ đối với trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế công lập trong nước theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, không hỗ trợ các trường hợp sử dụng các loại dịch vụ theo yêu cầu. Chỉ hỗ trợ chi phí khám bệnh liên quan đến chữa bệnh.

Hỗ trợ 100% phần còn lại của tổng chi phí khám, chữa bệnh sau khi đã trừ phần thanh toán của Bảo hiểm y tế cho trẻ em có chi phí khám, chữa bệnh từ 5 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong 01 năm.

Hỗ trợ 50% tổng chi phí khám, chữa bệnh sau khi đã trừ phần thanh toán của Bảo hiểm y tế cho trẻ em có chi phí khám, chữa bệnh từ 5 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong 01 năm.

Hỗ trợ tiền ăn mức hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày (không quá 15 ngày trong 01 lần khám, chữa bệnh) và hỗ trợ chi phí đi lại (lượt đi và về) từ nơi ở đến nơi khám, chữa bệnh theo giá phương tiện giao thông công cộng thông thường cho trẻ em và 01 người chăm sóc trẻ đi kèm trong thời gian trẻ đi khám, chữa bệnh.

2.2. Nhóm 2:

– Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ;

– Trẻ em thuộc gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của Nhà nước;

– Trẻ em thuộc gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, rủi ro đột xuất.

* Mức hỗ trợ:

– Hỗ trợ 70% phần còn lại của tổng chi phí khám, chữa bệnh sau khi đã trừ phần thanh toán của Bảo hiểm y tế cho trẻ em có chi phí khám, chữa bệnh từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 15 triệu đồng trở lên trong 01 năm.

– Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại như đối với nhóm 1.

3. Chính sách hỗ trợ trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh

3.1. Đối tượng được hỗ trợ

Trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có thẻ bảo hiểm y tế: thuộc hộ nghèo; thuộc hộ cận nghèo; thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định pháp luật.

3.2. Nội dung và mức hỗ trợ

– Hỗ trợ chi phí khám bệnh có liên quan đến phẫu thuật tim (chỉ hỗ trợ trường hợp khám bệnh tim, không hỗ trợ trường hợp khám bệnh tim cùng với các bệnh khác), chi phí phẫu thuật tim (danh mục thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ Y tế).

– Hỗ trợ tiền ăn mức 50.000 đồng/ngày/trẻ, thời gian không quá 15 ngày.

– Hỗ trợ tiền đi lại theo mức giá vé công cộng thông thường hoặc theo thực tế do  Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

4. Trẻ em khuyết tật hệ vận động, có khả năng phẫu thuật, phục hồi chức năng lao động được hỗ trợ: QĐ 1878/2012/QĐ-UB ngày 27/7/2012

– Phẫu thuật, điều trị và phục hồi chức năng.
– Hỗ trợ tiền ăn cho ng khuyết tật và 01 người chăm sóc trong thời gian phẫu thuật: 50.000 đồng (không quá 15 ngày);

– Hỗ trợ phục hồi chức năng tại gia đình theo chỉ định bác sĩ: 50.000 đồng (không quá 15 ngày)

– Hỗ trợ tiền đi lại cho ng khuyết tật và 01 người chăm sóc theo giá vé công cộng.

5. Nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về trong thời gian ở cơ sở tiếp nhận hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân:

– Trợ cấp một lần mua quần áo, vật dụng cá nhân cần thiết: Tối đa 200.000đ/ngày/tháng.

– Trợ cấp chi phí vệ sinh phụ nữ: 20.000đ/người/tháng.

–  Tiền khám, chữa bệnh và thuốc chữa bệnh (nếu nạn nhân bị ốm phải điều trị để phục hồi sức khỏe): 1 triệu đồng/người

– Trường hợp nạn nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở: 3 triệu đồng/người

– Chi tiền ăn trong thời gian đi đường: 20.000đ/ngày không quá 5 ngày

–  Hỗ trợ tiền tàu xe: theo giá vé công cộng

6. Nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về cộng đồng

– Nạn nhân nếu thuộc hộ nghèo (theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành từng thời kỳ) hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận) thì được xem xét trợ cấp khó khăn ban đầu: Tối thiểu là 1.000.000 đồng/người.

– Nạn nhân nếu có nhu cầu học nghề được xem xét, cấp kinh phí học nghề một lần: 1.000.000đồng/người/khoá học nghề.

III. CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC (Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP; Quyết định số 1991/QĐ-UBND)

 

1. Đối tượng không phải đóng học phí:

Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập: học sinh tiểu học.

 

2. Đối tượng được miễn học phí:

2.1. Theo Nghị định 86

a) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 và pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13.

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

d) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

e) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

g) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên).

h) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.

i) Học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận

nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

* Theo Quyết định 1991

Đối với các trẻ em tại mục a,b,c,d,e mục miễn học phí thì học ngoài công lập được hỗ trợ không quá 40% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng.

2.2. Theo NQ 222/NQ-HĐND:

k) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

m) Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng (trừ đối tượng trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại thuộc hộ nghèo học trường công lập);

n) Trẻ em thuộc hộ cận nghèo; trẻ em tự kỷ đang theo học tại các cơ sở giáo dục có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

* Hỗ trợ học phí đối với trẻ em học các truing ngoài công lập theo thực tế, nhưng không quá 40% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

3. Đối tượng được giảm học phí (NĐ 86/NĐ-CP)

a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

b) Các đối tượng được giảm 50% học phí:

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

– Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học T.Cấp nghề và TC chuyên nghiệp.

4. Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập: mức 100.000 đồng/tháng/trẻ (không quá 9 tháng/năm học)

4.1. Theo NĐ 86/NĐ-CP:

a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4.2. Theo NQ 222/2015/NQ-HĐND

c) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

d) Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng (trừ đối tượng trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại thuộc hộ nghèo học trường công lập);

e) Trẻ em thuộc hộ cận nghèo; trẻ em tự kỷ đang theo học tại các cơ sở giáo dục có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

5. Trẻ em đi học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hỗ trợ chính sách ăn trưa (QĐ 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010; QĐ 289/2011/QĐ-UBND ngày 26/01/2011; QĐ 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011; QĐ 4253/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011)

. Đối tượng hỗ trợ: Trẻ em mẫu giáo (từ 3 – 5 tuổi) ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, phường, thị trấn trong Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn; trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật khó khăn về kinh tế; trẻ em có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước. trẻ em có cha, mẹ là người dân Làng chài Hạ Long có hộ khẩu tại khu 8, phường Hà Phong, TP. Hạ Long.

 

Mức hỗ trợ:

– Hỗ trợ ăn trưa mức 120.000 đ/tháng/trẻ (hỗ trợ số tháng thực học nhưng không quá 9 tháng/năm học).

– Hỗ trợ thời gian thực tế học hè, không quá 02 tháng/năm.

6. Chính sách hỗ trợ học sinh tiểu học bán trú (QĐ 126/2015/QĐ-UBND)

6.1. Đối tượng hỗ trợ:

– Học sinh tiểu học đang học tại cơ sở giáo dục công lập: ở các xã trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (trừ các phường); các xã không thuộc danh mục xã khó khăn nhưng thực hiện sắp xếp trường, điểm trường theo Đề án 25 của Tỉnh được UBND cấp huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong ngày do không thể về nhà và đến trường giữa hai buổi học (gọi là học sinh bán trú ngày) hoặc cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đến trường và trở về nhà trong ngày (gọi là học sinh bán trú tuần);

–  Học sinh tiểu học đang học tại cơ sở giáo dục trên Đảo Trần, Cô Tô; học sinh tiều học có cha mẹ là người dân Làng chài Hạ Long, có hộ khẩu tại khu 8, Hà Phong, Hạ Long.

6.2. Mức hỗ trợ

15% mức lương cơ sở/học sinh/tháng/đối với học sinh bán trú ngày (181.500đồng/tháng), 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng đối với học sinh bán trú tuần (484.000 đồng/tháng).

7. Trẻ em học trường THCS (công lập và ngoài công lập) cách xa trường không thể đi về trong ngày, được UBND huyện cho phép ở lại trường để học trong tuần (trừ đối tượng học trường dân tộc nội trú) (theo Quyết định số 4254/QĐ-UB ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh):

* Hỗ trợ tiền ăn mức 40% mức lương tối thiểu chung/học sinh/tháng,

8. Chính sách hỗ trợ học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn (theo NĐ 116/2016/NĐ-CP)

* Đối tượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở phải bảo đảm một trong các Điều kiện sau:

– Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú;

– Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Nhà ở xa trường Khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở giao thông đi lại khó khăn cụ thể như quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này

Mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

8. Đối tượng trẻ em khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi học (Thông tư 42/2013/LĐBXH-GDĐT-TC ngày 31/12/2013)

– Hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập1.000.000 đồng/người/năm học.

– Hỗ trợ học bổng 80% mức lương cơ sở/người/tháng.

 

LIÊN THÔNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH V ĐĂNG KÝ KHAI SINH, ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ, CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI

(THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Số: 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT NGÀY 15/5/2015 VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LIÊN THÔNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ KHAI SINH, ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ, CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI)

I. Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế

* Đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT

1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.

2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh. Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

3. Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu quy định.

* Đăng ký thường trú

4. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định).

5. Sổ hộ khẩu.

Trường hợp trẻ em có cha, mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cha, mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; ý kiến đồng ý của chủ hộ và Sổ hộ khẩu của chủ hộ.

 II. Hướng dẫn nộp hồ sơ, tiếp nhận thực hiện liên thông các thủ tục hành chính

1. Cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Cá nhân có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính không có điều kiện trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ: Công chức Tư pháp – hộ tịch của Ủy ban Nhân dân cấp xã; nếu đầy đủ hồ sơ- tiếp nhận, tạm thu lệ phí để đăng ký thường trú cho trẻ em; viết giấy nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người dân.

 

NGHỊ QUYẾT 222/2015/NQ-HĐND TỈNH QUẢNG NINH NGÀY 12/12/2015 VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM CHƯA ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CỦA NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Hỗ trợ học phí và chi phí học tập để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em thuộc hộ cận nghèo; trẻ em tự kỷ đang học tại các cơ sở giáo dục.

2. Hỗ trợ thẻ BHYT cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng.

3. Hỗ trợ trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh từ 5 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong 01 năm; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 15 triệu đồng trở lên trong 01 năm.

4. Hỗ trợ dinh dưỡng nâng cao thể trạng hằng tháng cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em dưới 24 tháng tuổi sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ hằng tháng cho trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng.

5. Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực dẫn đến tử vong hoặc có tỷ lệ thương tật là 21% trở lên.

I. Hỗ trợ học phí và chi phí học tập

– Đối tượng được hỗ trợ: Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em thuộc hộ cận nghèo; trẻ em tự kỷ đang học tại các cơ sở giáo dục (trừ đối tượng trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại thuộc hộ nghèo học trường công lập).

Mức hỗ trợ:

Hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em học các trường công lập, hỗ trợ học phí đối với trẻ em học các trường ngoài công lập theo thực tế nhưng không quá 40% mức lương cơ sở/trẻ/tháng; hỗ trợ chi phí học tập để mua sách, vở, đồ dùng học tập đối với trẻ đang đi học mức 100.000 đồng/trẻ/tháng, thời gian hưởng bằng thời gian học thực tế nhưng không quá 09 tháng/năm học.

–  Đơn vị thực hiện:

Cơ sở giáo dục nơi trẻ em đang theo học, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

II. Cấp thẻ BHYT

 – Đối tượng được hỗ trợ: Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng (trừ đối tượng dưới 6 tuổi thuộc trường hợp trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS hộ nghèo; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại: Thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).

–  Mức hỗ trợ:

+ Đối với trẻ em đang đi học: Hỗ trợ bằng mức mua II. Cấp thẻ BHYT

– Đối tượng được hỗ trợ: Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng (trừ đối tượng dưới 6 tuổi thuộc trường hợp trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS hộ nghèo; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại: Thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo). bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên theo quy định của Nhà nước.

+ Đối với trẻ em không đi học: Hỗ trợ bằng mức mua bảo hiểm y tế của đối tượng đang hưởng Bảo trợ xã hội theo quy định của Nhà nước.

 Đơn vị thực hiện: Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

III. Hỗ trợ trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh từ 5 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong 01 năm; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 15 triệu đồng trở lên trong 01 năm (một năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch).

– Đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ:  

a. Hỗ trợ 100% phần còn lại của tổng chi phí khám, chữa bệnh sau khi đã trừ phần thanh toán của Bảo hiểm y tế cho trẻ em có chi phí khám, chữa bệnh từ 5 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 10 triệu đồng trở lên trong 01 năm đối với các đối tượng:

– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

– Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng;

– Trẻ em thuộc hộ nghèo; thuộc hộ cận nghèo;

– Trẻ em thuộc diện được hưởng chính sách theo quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

– Trẻ em bị câm, điếc;

– Trẻ em có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014;

– Trẻ em là con của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13;

– Trẻ em tự kỷ đang theo học tại các cơ sở giáo dục có xác nhận của cơ sở y tế cấp có thẩm quyền;

– Trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực.

b. Hỗ trợ 50% tổng chi phí khám, chữa bệnh cho các đối tượng nêu tại mục a ở trên trong trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế.

c. Hỗ trợ 70% phần còn lại của tổng chi phí khám, chữa bệnh sau khi đã trừ phần thanh toán của Bảo hiểm y tế cho trẻ em có chi phí khám, chữa bệnh từ 10 triệu đồng trở lên cho 01 lần khám, chữa bệnh; trẻ em có tổng chi phí khám, chữa bệnh nhiều lần từ 15 triệu đồng trở lên trong 01 năm:

– Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ;

– Trẻ em thuộc gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của Nhà nước;

– Trẻ em thuộc gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, rủi ro đột xuất.

d. Hỗ trợ tiền ăn mức hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày (không quá 15 ngày trong 01 lần khám, chữa bệnh) và hỗ trợ chi phí đi lại (lượt đi và về) từ nơi ở đến nơi khám, chữa bệnh theo giá phương tiện giao thông công cộng thông thường cho trẻ em thuộc đối tượng tại điểm a, b, c ở trên và 01 người chăm sóc trẻ đi kèm trong thời gian trẻ đi khám, chữa bệnh.

 Nguyên tắc chi hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ đối với trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế công lập trong nước theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, không hỗ trợ các trường hợp sử dụng các loại dịch vụ theo yêu cầu. Chỉ hỗ trợ chi phí khám bệnh liên quan đến chữa bệnh. Mỗi đối tượng trẻ em được hỗ trợ không quá 50 lần mức lương cơ sở/lần hỗ trợ.

Đơn vị thực hiện:

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.

+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ninh) đối với trường hợp trẻ em mắc bệnh tim gia đình không tự đưa trẻ khám, chữa bệnh được.

IV. Hỗ trợ dinh dưỡng nâng cao thể trạng hằng cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em dưới 24 tháng tuổi sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ hằng tháng cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng (trừ trẻ em nhiễm HIV/AIDS hộ nghèo)

–  Đối tượng, mức hỗ trợ:

a. Hỗ trợ bằng 70% mức lương cơ sở/trẻ/tháng đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em dưới 24 tháng tuổi sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng dưới 48 tháng tuổi.

b. Hỗ trợ bằng 50% mức lương cơ sở/trẻ/tháng đối với trẻ nhiễm HIV/AIDS từ đủ 24 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi; trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng từ đủ 48 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi;

– Đơn vị thực hiện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện

V. Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là nạn nhân của tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực dẫn đến tử vong hoặc có tỷ lệ thương tật là 21% trở lên.

–  Đối tượng, mức hỗ trợ:

a. Hỗ trợ 01 lần mức 6.000.000 đồng/trường hợp trẻ em là nạn nhân bị tử vong do các nguyên nhân: xâm hại tình dục, tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực.

b. Hỗ trợ mức 5.000.000 đồng/trường hợp trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục; trẻ em bị tai nạn thương tích hoặc bị bạo lực có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên.

– Đơn vị thực hiện: Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội cấp huyện.

Facebook
Twitter
Telegram
Email

tin tức - sự kiện

Thống kê truy cập

Hôm nay: 7
Hôm qua: 16
Trong tuần: 294

Trong 30 ngày qua: 765
Tổng truy cập: 953684

Đăng ký nhận tin.
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.