Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh

Quang Ninh Wonmen's union

Phụ nữ Quảng Ninh: "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang"

Thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. hận thức đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Chúng ta còn nhiều việc phải làm để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người phụ nữ, để phụ nữ có cơ hội, điều kiện đóng góp cho xã hội, cho đất nước, không để ai bị bỏ lại phía sau; cùng giải quyết và cùng có trách nhiệm trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

TP Hạ Long tổ chức hội thảo chuyên đề về nâng cao năng lực thúc đẩy bình đẳng giới và kỹ năng giao tiếp ứng xử cho phụ nữ thời đại 4.0

Bình đẳng giới cũng không chỉ đơn thuần nói về bình quyền giữa đàn ông và đàn bà mà còn là sự đảm bảo quyền con người với tất cả mọi người trong đó có cả những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới. Từ khi Luật Bình đẳng giới có hiệu lực năm 2007 đến nay, hàng năm, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đều lồng ghép tập huấn kiến thức về giới, Luật Bình đẳng giới trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội cho cán bộ Hội các cấp; chủ động phối hợp với các ngành liên quan truyền thông, phổ biến Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế… cho cán bộ, hội viên, phụ nữ các địa phương. Hội Phụ nữ các cấp chủ động triển khai, vận động phụ nữ tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Chính phủ, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tỉnh, các ngành, các cấp phát động. Tổ chức Hội thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em phát triển toàn diện với nhiều cách thức sáng tạo, linh hoạt, có thể kể đến như: Cán bộ, hội viên phụ nữ đã phát huy trách nhiệm, gương mẫu, chủ động thực hiện quy định về phòng chống dịch; tích cực hưởng ứng phong trào “Phụ nữ cả nước vì miền Nam ruột thịt”, Chương trình “Triệu phần quà – san sẻ yêu thương”, kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ gia đình phụ nữ khó khăn ảnh hưởng bởi dịch bệnh (với số tiền, vật phẩm trên 1,2 tỷ đồng), thành lập 200 tổ, nhóm cộng đồng, có 4.200 lượt phụ nữ tự nguyện tham gia phục vụ tại các điểm tiêm phòng, tổ liên gia tự quản, 6.072 phụ nữ tham gia tổ Covid cộng đồng; tổ chức thăm hỏi gia đình hội viên phụ nữ khó khăn, kịp thời biểu dương, khen thưởng 91 tập thể và 135 cá nhân có nhiều đóng góp và sáng tạo trong phòng, chống dịch (với tổng trị giá quà tặng và tiền trên 3,3 tỷ đồng). Từ năm 2022, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu”, kêu gọi phụ nữ nhận đỡ đầu, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh gắn với vai trò của người phụ nữ, người mẹ, góp phần tạo thêm điểm tựa trong hành trình lớn lên và trưởng thành của trẻ, đã có 295 trẻ mồ côi được nhận đỡ đầu. Nâng cao hiệu quả tham gia quản lý nhà nước thông qua việc chủ động giám sát, phản biện xã hội và đề xuất với Chính phủ và các cấp chính quyền các chính sách về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Điển hình trong giai đoạn vừa rồi là các đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” và đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Tích cực phát huy vai trò trong thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia, trong đó chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, tham gia xây dựng OCOP địa phương; hỗ trợ hội viên về vốn, tư liệu sản xuất. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hiện dư nợ 3,7 tỷ đồng cho 265 hộ vay. Vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ trên 1.910 tỷ đồng cho 34.287 hộ vay, với 1.016 tổ tiết kiệm và vay vốn (chiếm 47,3% tổng dư nợ nhận ủy thác). Trong 3 năm, các cấp Hội giúp đỡ 1.331 hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây mới và sửa chữa 80 “Mái ấm tình thương” trị giá trên 2,8 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội, các cấp Hội tập trung một số nội dung sau:

Một là, các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế như cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; tạo điều kiện để phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay hợp pháp, hợp lý, an toàn…

Hai là, các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ như: các giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu về tỷ lệ cán bộ nữ; những giải pháp, cơ chế đặc thù đối với cán bộ Hội cơ sở; công tác đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn; quan tâm phụ nữ yếu thế, lao động trong các khu công nghiệp….

Ba là, các vấn đề liên quan đến môi trường sống an toàn và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em, như chính sách thai sản nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai và sinh con; chương trình giáo dục làm cha mẹ; quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tạo điều kiện để phụ nữ di cư trở về nhanh chóng tái hòa nhập, ổn định cuộc sống; quản lý hiệu quả thông tin chia sẻ trên mạng xã hội…

Nguyễn Ngọc Đức

Facebook
Twitter
Telegram
Email

tin tức - sự kiện

Thống kê truy cập

Hôm nay: 36
Hôm qua: 7
Trong tuần: 144

Trong 30 ngày qua: 674
Tổng truy cập: 956819

Đăng ký nhận tin.