Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh

Quang Ninh Wonmen's union

Phụ nữ Quảng Ninh: "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang"

Họ là hậu phương vững chắc

Thời nào cũng vậy, các anh bộ đội Cụ Hồ thường xuyên vắng nhà, cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh của Tổ quốc. Phía sau họ là những người mẹ, người vợ luôn một mình vừa làm cha, vừa làm mẹ, chu toàn bổn phận với hai bên nội ngoại, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và ở lĩnh vực nào cũng hoàn thành tốt công việc mà mình gánh vác. Họ chính là hậu phương, là điểm tựa tinh thần vững chắc góp phần giúp những người lính yên tâm hoàn thành trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó.

Chị Luyện Thị Thu Huyền (phường Hà Phong, TP Hạ Long) có chồng là Thiếu tá Hoàng Khắc Hải, biên chế ở Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hoà. Trải qua 20 năm cuộc sống vợ chồng thì có đến gần một nửa thời gian anh Hải công tác xa nhà, không thể ngày ngày ở bên gia đình, vợ con, cũng là từng đó thời gian chị Huyền đóng nhiều vai: Làm mẹ, làm cha của các con; làm người con chăm lo chu toàn hai bên gia đình nội ngoại.

“Thời gian tìm hiểu, anh Hải công tác tại Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân, đứng chân trên địa bàn phường Hà Tu, rất gần nơi tôi ở. Khi cưới nhau, tôi nghĩ anh vẫn sẽ ở gần nhà, nếu có bận lắm thì làm việc ở đơn vị, một tuần về nhà một lần. Nhưng sau đó vài năm, vì nhiệm vụ, anh chuyển công tác tới tận Nghệ An, rồi Cam Ranh (Khánh Hòa), đến giờ là thực hiện nhiệm vụ ở đảo Sinh Tồn, Quần đảo Trường Sa. Hiểu và đồng cảm với công việc của chồng, tôi động viên anh yên tâm công tác. Còn bản thân tôi ở nhà cố gắng nhiều hơn để thay anh quán xuyến, chu toàn mọi việc” – chị Huyền chia sẻ.

Trong câu chuyện với chúng tôi, mỗi khi nhắc tới chồng, đôi mắt chị Huyền ánh lên niềm tự hào và đầy chia sẻ, yêu thương. Chị cũng không khỏi ngậm ngùi khi kể về những khó khăn, thiệt thòi của một người lính như chồng chị và biết bao người lính khác. Điển hình là việc bố mẹ bệnh tật, vợ con ốm đau, gia đình có việc vui, việc buồn mà các anh không thể trở về nhà. Như anh Hải chồng chị, cả hai lần bố, mẹ đẻ qua đời đều không có mặt ở nhà để làm tròn chữ hiếu của người con đối với cha mẹ. Mẹ anh bị ngã dẫn đến nằm liệt giường hơn một năm trời, anh Hải chỉ có thể về thăm, chăm sóc mẹ một tháng rồi lại trở về đơn vị. Sau đó, khi mẹ qua đời, ở nơi biển đảo xa xôi, anh cũng là người biết sau và không thể ở bên mẹ lúc bà rời cõi tạm…

Bất đắc dĩ trở thành trụ cột của gia đình, chị Huyền luôn cố gắng thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình. Từ việc trọn đạo làm con chăm sóc bố mẹ chồng, đến việc xây dựng nhà cửa, rồi chăm lo nuôi dạy hai con ăn học cho đến trăm nghìn “việc không tên” khác, chị đều không quản ngại. Đến nay, con gái lớn đã vào đại học, con trai thứ hai đang học cấp 3, chị Huyền mở hiệu may tại nhà để chủ động chăm lo con cái, trông coi nhà cửa. “Khoảng cách địa lý có thể rất xa, nhưng tình cảm thì gần bởi cả gia đình tôi luôn quan tâm đến nhau. Ba mẹ con tôi luôn cố gắng là hậu phương vững chắc để anh yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ” – chị Huyền chia sẻ.

Có rất nhiều những người mẹ, người vợ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam như chị Luyện Thị Thu Huyền. Họ luôn hi sinh hạnh phúc riêng tư, sẵn sàng là hậu phương vững chắc để chồng, con vững tin hoàn thành nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Mới đây, trong chương trình giao lưu “Chúng ta là hậu phương” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức vào tháng 10/2022, đã có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa được các bà, các chị chia sẻ khiến người nghe xúc động và vô cùng cảm phục.

Bất đắc dĩ trở thành trụ cột của gia đình, chị Huyền luôn cố gắng thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình. Từ việc trọn đạo làm con chăm sóc bố mẹ chồng, đến việc xây dựng nhà cửa, rồi chăm lo nuôi dạy hai con ăn học cho đến trăm nghìn “việc không tên” khác, chị đều không quản ngại. Đến nay, con gái lớn đã vào đại học, con trai thứ hai đang học cấp 3, chị Huyền mở hiệu may tại nhà để chủ động chăm lo con cái, trông coi nhà cửa. “Khoảng cách địa lý có thể rất xa, nhưng tình cảm thì gần bởi cả gia đình tôi luôn quan tâm đến nhau. Ba mẹ con tôi luôn cố gắng là hậu phương vững chắc để anh yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ” – chị Huyền chia sẻ.

Có rất nhiều những người mẹ, người vợ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam như chị Luyện Thị Thu Huyền. Họ luôn hi sinh hạnh phúc riêng tư, sẵn sàng là hậu phương vững chắc để chồng, con vững tin hoàn thành nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Mới đây, trong chương trình giao lưu “Chúng ta là hậu phương” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức vào tháng 10/2022, đã có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa được các bà, các chị chia sẻ khiến người nghe xúc động và vô cùng cảm phục.

Chị Lê Thị Duyên, giáo viên Trường THPT Đông Triều, làm dâu, làm vợ trong gia đình có bố chồng, chồng và con trai đều là người lính. Kết hôn 20 năm, chồng chị vắng nhà đến 16 năm, chị vừa làm mẹ, làm cha, vừa làm người con hiếu thảo, vừa đảm nhiệm công việc chuyên môn ở trường, ở lớp. Vất vả là thế, nhưng khi con lớn học xong THPT, đã xin nối nghiệp cha ông, nhập ngũ, xin công tác ở đảo Trường Sa, chị vẫn luôn tự hào và động viên, khích lệ con lên đường làm nhiệm vụ.

Hậu phương vững chắc, người lính mới yên tâm công tác. Những năm qua Hội Phụ nữ các cấp đặc biệt quan tâm làm tốt công tác hậu phương quân đội. Hội đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh  thực hiện các hoạt động như: Phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn đoàn kết “quân – dân”; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ và hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn…

Một trong những hoạt động nổi bật trong công tác hậu phương quân đội mà các cấp hội chú trọng đó là phối hợp tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, tiễn tân binh lên đường nhập ngũ. Theo đó, hội Phụ nữ các cấp đã cử các đoàn công tác đến gia đình có con em trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự động viên thanh niên đi khám sức khỏe, hăng hái, tình nguyện lên đường nhập ngũ. Đối với những thanh niên trúng tuyển, trước ngày nhập ngũ, hội đã thăm hỏi, động viên, tặng quà để tân binh phấn khởi lên đường. Bên cạnh đó là hỗ trợ, giúp đỡ gia đình tân binh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn để các em yên tâm nhập ngũ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động ý nghĩa được các cấp hội triển khai, như: Phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng; đỡ đầu con thương binh, liệt sĩ; triển khai các mô hình, câu lạc bộ “Mẹ, vợ chiến sĩ”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” , “Phụ nữ hướng về Trường Sa”… góp phần chia sẻ, giúp đỡ, thắp lửa yêu thương, xây dựng tình “quân – dân” ngày càng gắn bó, bền chặt. Đồng thời, động viên các cán bộ, chiến sĩ đóng quân nơi xa yên tâm công tác, sẵn sàng bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.

Theo Hoàng Quý – TTTT tỉnh
Facebook
Twitter
Telegram
Email

tin tức - sự kiện

Thống kê truy cập

Hôm nay: 7
Hôm qua: 64
Trong tuần: 208

Trong 30 ngày qua: 714
Tổng truy cập: 958359

Đăng ký nhận tin.