Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh

Quang Ninh Wonmen's union

Phụ nữ Quảng Ninh: "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang"

“Bạo lực mạng” là gì?

Cùng với sự phát triển mang lại tiện ích vượt bậc, Internet cũng đem đến những khía cạnh tiêu cực khác trong đó có thể kể đến là bạo lực mạng (cyberbullying)

Mọi người sẽ có có nhu cầu nhất định trong cuộc sống chẳng hạn như ngày đủ 3 bữa, có chỗ để che nắng che mưa, mong muốn một cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó, có một nhu cầu khác ít người nghĩ đến đã được khoa học chứng minh là mong muốn của đa phần mọi người đó là nhu cầu quyền lực.

Nhu cầu quyền lực (need for power) là khi một người mong muốn kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đến người khác. Điều này không nhất thiết phải gắn liền với việc thực sự có quyền lực, mà thay vào đó là mong muốn có quyền lực. Năm 1933, Henry Murray đã xác định một danh sách dài những thứ mà ông coi là nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu cầu này được coi là hành vi định hướng, và mỗi cá nhân sẽ có những mong muốn khác nhau tùy theo mức độ quan trọng của mỗi nhu cầu đối với họ. Một trong những nhu cầu này là nhu cầu về quyền lực.

Ảnh minh hoạ

Một số hành vi được phát hiện là đặc trưng của những người có nhu cầu cao về quyền lực bao gồm đánh nhau hoặc tranh cãi bằng lời nói với người khác ở mức độ cao. Thích tranh luận có thể là đặc điểm của một người rất cần quyền lực. Những người này có thể rất khó chịu khi người khác thấy họ bất lực hoặc yếu đuối. Vì lý do này, họ thường thể hiện thái độ thù địch hoặc luôn tức giận, kiểu thể hiện nhu cầu quyền lực này được xem là khá tiêu cực.

Ví dụ điển hình cho mặt tối của “nhu cầu quyền lực” là bạo lực mạng (cyber bullying) – sử dụng công nghệ kỹ thuật số có chủ đích và lặp đi lặp lại để nhắm mục tiêu vào người khác bằng các lời đe dọa, quấy rối hoặc sỉ nhục nơi công cộng. Nhiều người cho rằng bản thân có quyền được tự do ngôn luận đặc biệt trên MXH, song lại nhầm lẫn dựa điều đó và bạo lực mạng.

Họ sử dụng “quyền tự do ngôn luận”, thể hiện quan điểm của bản thân bằng cách bác bỏ ý kiến của người khác theo cách vô cùng khiếm nhã, đôi lúc là dùng ngôn từ bạo lực. Mong muốn là người “đúng” trong mọi cuộc thảo luận, và sự hả hê khi thấy người khác “đau khổ” khiến họ cảm thấy bản thân quyền lực.

Ảnh minh hoạ

Ngoài nhu cầu quyền lực, có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc một người nào đó trở thành kẻ bắt nạt trên mạng.

1. Không đối đầu và ẩn danh

Một vài người không phải là kẻ bắt nạt trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại lựa chọn bạo lực mạng do bản chất của Internet. Khi ở trên mạng, họ gần như được ẩn danh và những điều họ nói ra không ảnh hưởng đến cuộc sống học tập và làm việc ngoài đời thực. Rõ ràng, điều này là không thể xảy ra với kiểu bắt nạt truyền thống.

Ngoài ra, bạo lực mạng có thể được thực hiện theo cách không đối đầu, đặc biệt nếu nó ẩn danh. Điều này có nghĩa là một kẻ đe dọa trực tuyến, họ có thể để lại những bình luận khiếm nhã, chê bai 1 người, song khi người khác phản bác họ có thể không quan tâm đến những lời này.

Cũng có những người vì quá áp lực và chán ghét cuộc sống thực tại do vậy muốn thể hiện một bản thân hoàn toàn khác lạ trên không gian mạng. Họ có xu hướng tham gia vào các hành vi bạo lực

2. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Những người bạo lực mạng có thể đang phải sống chung với các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan. Chẳng hạn như thái độ hung hăng, hiếu động thái quá, bốc đồng cũng như lạm dụng các chất kích thích. Việc bạo lực mạng cũng khiến cho tình trạng sức khoẻ này ngày càng xấu đi, dẫn đến việc mong muốn tiếp tục “bạo lực mạng” thành một vòng luẩn quẩn.

Ảnh minh hoạ

Đôi khi những người đang đi bạo lực mạng cũng chính là nạn nhân của vấn nạn này. Khi trở thành kẻ bắt nạt, họ có thể muốn lấy lại quyền lực của mình bằng cách đi bắt nạt người khác. Thậm chí, họ cảm thấy mình là nạn nhân vào quyền bạo lực mang với người khác như là một cách để trả đũa.

3. Không cần trở thành người mạnh nhất

Để trở thành kẻ bắt nạt trong đời thực, bạn thường cần có một số lợi thế hơn nạn nhân của mình. Điều này có thể có nghĩa là bạn lớn hơn họ về mặt thể chất cũng có thể là bạn cần nổi tiếng hơn họ.

Ngược lại, bất kỳ ai cũng có thể là một người ở thế thượng phong trên mạng mà không cần phải là người mạnh nhất ở bất kỳ khía cạnh nào. Bạn không cần là một người có cơ bắp, hay vài trăm nghìn người theo dõi. Điều này có nghĩa là họ dễ dàng trở thành kẻ bắt nạt trên mạng bất kế trạng thái của họ trong cuộc sống thực là như thế nào.

Điều này cùng với việc không có rào cản về quyền truy cập trên Internet khiến mọi người dễ dàng trở thành 1 người bạo lực mạng hơn.

4. Vật lộn với cảm giác cô đơn

Với cuộc sống hối hả như hiện tại, nhiều người cảm thấy như mình đang “rời trường đua”. Họ cảm thấy buồn chán, cô đơn và tìm sự giải trí. Do vậy, đôi khi họ sẽ sử dụng “bạo lực mạng” để tạo thêm sự phấn khích và kịch tích trong cuộc sống của chính mình.

Bên cạnh đó, khi họ cảm thấy bị người khác phớt lờ, họ có thể trở thành kẻ bắt nạt nhưmột cách để cảm thấy tốt hơn hoặc trút giận lên xã hội. Một vài người cảm thấy ghen tị với người khác về sự nổi tiếng của họ trong khi bản thân cảm thấy cô đơn, họ sẽ tung những tin đồn thất thiệt và thậm chí có thể tẩy chay người khác. Đây được coi là 1 cách để giảm địa vị xã hội của một người khác.

5. Thiếu sự đồng cảm

Hầu hết mọi người không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của bạo lực mạng và cho rằng đó không phải là một vấn đề lớn. Đó chỉ là những chuyện bình thường trong cuộc sống và ai cũng làm vậy. Thông thường, họ không nhìn thấy nỗi đau mà bản thân đã gây ra cho người khác.

Trên thực tế, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phần lớn những người trẻ tham gia vào các hình vi bạo lực mạng cho biết họ không cảm thấy gì đối với nạn nhân sau khi đi bắt nạt. Thay vào đó, nhiều trẻ em chia sẻ rằng bạo lực mạng khiến họ cảm thấy buồn cười, nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn.

Theo Cổng thông tin Hội LHPN Việt Nam

Facebook
Twitter
Telegram
Email

tin tức - sự kiện

Thống kê truy cập

Hôm nay: 40
Hôm qua: 17
Trong tuần: 167

Trong 30 ngày qua: 708
Tổng truy cập: 957088

Đăng ký nhận tin.