BAN TUYÊN GIÁO - CHÍNH SÁCH LUẬT PHÁP
I. Chức năng:
Nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giúp Thường trực, BTV, BCH Hội LHPN tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, triển khai: các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của tỉnh và Hội Phụ nữ cấp trên về công tác tuyên giáo; công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Tham mưu công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; Tham mưu, đề xuất về công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; đề xuất, phản biện các cơ chế, chính sách về giới, phụ nữ, trẻ em gái; Tham mưu công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.
II. Nhiệm vụ:
2.1. Các nội dung tuyên giáo:
- Tham mưu theo dõi, nắm bắt, phản ánh kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nguyện vọng chính đáng của hội viên, phụ nữ và đề xuất hướng giải quyết; các nội dung tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Tham mưu thực hiện nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Hội, của tỉnh; công tác công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ;
- Tham mưu tổ chức các hoạt động liên quan đến đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên, nhóm giúp việc Ban chỉ đạo 35 của Hội LHPN tỉnh; theo dõi, hướng dẫn việc triển khai thực hiện và đăng ký mô hình điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Tham mưu thực hiện các hoạt động tuyên truyền của Hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện công tác quản lý Cổng thông tin điện tử, trang zalo, facebook, trang Web của Hội; theo dõi và thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tham mưu các nội dung liên quan đến Bản tin Dân vận.
- Tham mưu thực hiện các chuyên đề về xây dựng đời sống văn hóa, thể dục thể thao; quốc phòng an ninh; công tác vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện tiêu chí "3 sạch" trong cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch"; phong trào "Ngày chủ nhật xanh", "thực hiện chuyên đề về xây dựng xã hội học tập"; tham mưu thực hiện các mô hình tỉnh giao (mô hình “Biến rác thành tiền” và mô hình “CLB phụ nữ bóng chuyền hơi”); thực hiện công tác hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa.
2.2. Các nội dung chính sách luật pháp và giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền:
- Tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em gái. Tham gia xây dựng các văn bản luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Tham mưu nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật; tham gia xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến cán bộ, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
- Tham mưu công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của Phụ nữ; tham mưu triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cấp Hội.
- Tham mưu, thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ, giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo liên quan quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; phụ nữ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
- Tham mưu thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội: (1) Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước theo chuyên đề, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ, trẻ em gái, bình đẳng giới, tổ chức Hội; những chính sách của Tỉnh liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái, tổ chức Hội. (2) Giám sát, phản biện các vụ việc, đơn thư phức tạp, kéo dài góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên, phụ nữ, trẻ em gái.
- Tham mưu thực hiện hoạt động tham xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 ban hành quy định về việc Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.
- Phối hợp với Ban Xây dựng Tổ chức Hội trong việc thực hiện các vụ việc đăng ký giám sát, phản biện với Thường trực Tỉnh ủy, các vụ việc đơn thư do Hội đồng tiếp dân tỉnh và Thường trực tỉnh phân công.
2.3. Tham mưu các nội dung dự án và thực hiện chương trình phối hợp
- Tham mưu triển khai thực hiện các dự án quốc tế đang triển khai thực hiện (dự án AC Thụy Điển; dự án Vòng tay Thái Bình...) và các hợp phần dự án khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh Hội.
- Tham mưu đề xuất nội dung, tổng hợp, theo dõi việc triển khai thực hiện các chương trình phối hợp với cơ quan đơn vị liên quan: Thanh tra tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, các cơ quan báo chí địa phương, trung ương; Sở Văn hóa và Thể thao, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tư pháp, Viện Kiểm sát, Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh.
- Tham mưu triển thực hiện các nhiệm vụ, nội dung do Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách Luật pháp Trung ương Hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo.
- Trực tiếp tham mưu chuẩn bị tài liệu, các nội dung hoạt động phối hợp (hoặc các nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách khi tham gia làm thành viên ban chỉ đạo, ban điều hành) có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thường trực phân công.
III. Thông tin cá nhân:
 |
1. Trưởng ban: Trần Thị Việt Dung
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
- Trình độ lý luận chính trị: Cao Cấp
- Email: vietdung1975@gmail.com
|
 |
2. Phó Ban: Hà Thu Hằng
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Công tác xã hội
- Trình độ LLCT: Cao cấp
-Email: hathuhangqn@gmail.com
|
 |
3. Chuyên viên: Lê Thị Ngọc Ánh
- Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ công tác xã hội
- Trình độ LLCT: Trung cấp
- Email:lengocanhpnqn@gmail.com
|

|
4. Chuyên viên: Nguyễn Thị Bằng,
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật học
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp
- Email:nguyenbangqn@gmail.com |
 |
5. Chuyên viên: Kiều Thị Thu Quỳnh
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân hành chính học
- Trình độ LLCT: Sơ cấp
- Email: thuquynh90apa@gmail.com
|
|
Sẽ bổ sung quy định về giao tiếp ứng xử trên MXH đối với cán bộ, công chức
Bộ Nội vụ vừa có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ.
Đây là bản dự thảo được chỉnh lý lần thứ tư. So với các bản dự thảo trước đó, dự thảo lần này có sự điều chỉnh cả về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mục đích, đến các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giao tiếp, ứng xử.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Huyền Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ), dự thảo lần này ngắn gọn hơn, quy định khung, những vấn đề mang tính nguyên tắc, trên cơ sở đó, từng cơ quan, đơn vị sẽ cụ thể hóa các quy định phù hợp với cơ quan, đơn vị mình. Dự thảo lược bớt các hành vi quy định cụ thể, định tính.
Mục đích của việc xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ là nhằm bảo đảm sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; là cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác.
Ngày 25/5, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm tra dự thảo Nghị định. Liên quan đến quy định "chỉ được tiếp cá nhân, tổ chức tại cơ quan, đơn vị; không được hẹn gặp, tiếp công dân và tổ chức ngoài giờ làm việc, ngoài cơ quan hoặc tại nhà riêng", Tiến sỹ Nguyễn Huyền Hạnh cho biết, quy định này không phải bây giờ mới có, Luật Tiếp công dân đã quy định rõ việc tiếp, làm việc với người dân tại phải thực hiện trụ sở, dự thảo Nghị định chỉ hệ thống lại để quy định rõ hơn.
Bộ Tư pháp cho rằng, về mặt bản chất, hành vi trong quy định này không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trước các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo sẽ chỉnh lý để quy định chặt chẽ và rõ nghĩa, theo hướng nêu rõ không được hẹn gặp, tiếp công dân và tổ chức ngoài giờ làm việc, ngoài cơ quan hoặc tại nhà riêng để giải quyết công việc của cơ quan. Còn các mối quan hệ dân sự, gặp gỡ trao đổi là bình thường. Việc dự thảo quy định như vậy nhằm ngăn chặn tiêu cực phát sinh.
Tại cuộc họp thẩm tra về Nghị định, theo Tiến sỹ Nguyễn Huyền Hạnh, nhiều ý kiến đề nghị và bàn luận sôi nổi về việc cần quy định một điều về "giao tiếp ứng xử trên mạng xã hội". Đây là vấn đề liên quan đến hầu hết cán bộ, công chức, viên chức. Từ góp ý này, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và bổ sung thêm một điều quy định riêng về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trên mạng xã hội và internet. Chẳng hạn như không được đăng tải, chia sẻ, bình luận (comment) những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được xác thực. Việc này nhằm giữ gìn hình ảnh của người cán bộ, công chức.
Dự thảo lần này quy định rõ không giải quyết việc riêng trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng dưới mọi hình thức tại nơi làm việc.
Đề án Văn hóa công vụ năm 2019 có quy định "Công chức, viên chức, viên chức không nịnh bợ, lấy lòng lãnh đạo cấp trên vì động cơ không trong sáng". Tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, Ban soạn thảo đã bổ sung vào dự thảo lần này quy định "không xu nịnh", trong Điều 6 Chương II về Chuẩn mực đạo đức (dự thảo gần đây không có quy định này). Theo đó, các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức là tinh thần phục vụ; liêm khiết; chính trực; tận tụy; tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, Điều 6 về Chính trực quy định rõ các chuẩn mực: Trung thực, đúng mực, công tâm, thẳng thắn, không xu nịnh; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì lợi ích chung; kiên quyết bảo vệ lẽ phải, không bao che những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức.
"Đây là nghị định quy định về đạo đức, chỉ nói về những chuẩn mực chung. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ hành vi này, hành vi kia nhưng càng cụ thể, lại càng thiếu", Tiến sỹ Nguyễn Huyền Hạnh chia sẻ.
Nói về kỳ vọng của Bộ khi ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước Nguyễn Huyền Hạnh cho biết, Bộ trưởng Nội vụ rất tâm huyết, đau đáu trước vấn đề đạo đức công vụ, tình trạng tham ô, tham nhũng, hành vi lệch chuẩn trong đội ngũ. Vì vậy, cần có một văn bản để làm cơ sở pháp lý, làm khung cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo và cũng là khung tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, là cơ sở xử lý nếu có vi phạm. Rộng ra nữa là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực sự liêm chính, phục vụ nhân dân.
Dự thảo lần này đi vào ba nội dung chính là chuẩn mực đạo đức; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đây là một vấn đề khó, nhưng không quy định không được. Trước đây có Đề án Văn hóa công vụ, bây giờ là nghị định - một văn bản pháp lý quy định bắt buộc.
Theo TTTT tỉnh (nguồn vtv.vn)
|